Yêu nhau chỉ vì yêu nhau
Tôi gặp lại bạn thân thời đi học, cậu ấy nay thoạt nhìn đã nhận ra là mẫu người thành đạt. Cả buổi trưa ngồi với nhau, bọn tôi chỉ nói chuyện về những ngày tuổi trẻ đã qua. Những ngày tháng đó, chúng tôi đã từng yêu đời tha thiết, đã từng tuyệt vọng và lạc lối trong tuổi trẻ ngông cuồng của mình.
Chúng tôi nhớ lại mối tình đầu của mỗi người, với người này thì như một vết chém sâu tới giờ vẫn chưa lành, với người kia lại là quãng đời rực rỡ và phi thường từng được sống. Và dù bị trọng thương hay được tỏa sáng, thì cái quá khứ yêu dấu ấy đành xếp lại, cùng những tháng ngày trong veo và điên cuồng đã vĩnh viễn xa lìa chúng tôi.
Bạn tôi nói: "Cậu có biết điều gì sẽ hạ gục hoàn toàn một người đàn ông không? Đến tuổi này tớ nhận ra, đó chính là cú đánh của một tình yêu hoàn toàn thuần khiết. Tớ sẽ "chết" đứ đừ trước một lời tỏ tình thế này: Em yêu anh vì chính anh! Yêu anh vì duy nhất con người của anh, không phải vì điều anh đang có hoặc không có...".
Rồi cậu thở dài: "Nghĩa là dù tớ có là một thằng đàn ông trắng tay và thất bại, cũng không ảnh hưởng gì đến tình yêu của cô ấy. Nhưng tớ không có cơ hội gặp được người đàn bà mang tình yêu vĩ đại ấy nữa rồi". Cậu bi quan quá chăng? Tình yêu thuần khiết ấy vẫn có mặt trên đời này đấy thôi, nhưng khổ thân sao những người đang có nhiều tiền hoặc quyền, hoặc danh, họ luôn bị nghi ngờ và mặc cảm rằng, người khác đến với mình bởi những thứ mình đang có, chứ không phải vì cái cốt lõi trắng tay "chỉ là chính mình" của họ.
Cô con gái nhỏ của bạn tôi vặn vẹo khổ sở hỏi mẹ: "Mẹ yêu con là vì mẹ mất công đẻ ra con, hay mẹ yêu con là vì chính con, yêu vì tự nhiên phải thế?". Chúng tôi ôm bụng cười lăn lộn với cái trăn trở to bự của cô bé chín tuổi, song lại ngẩn người. Ừ nhỉ, bằng cách nào đó mà tình yêu ở người lớn chúng ta đã chuyển hóa thành thứ tình cảm có điều kiện (yêu vì gia sản, yêu vì người ấy là lựa chọn an toàn, yêu vì gia thế, yêu vì từ đó có cơ hội cho những điều khác, yêu vì đã che chở cho ta, hay yêu vì đã biết cách nương dựa vào ta thật ngoan ngoãn, thậm chí yêu vì đã quá mệt mỏi, đến lúc phải dừng chân...).
Còn thứ tình yêu tự nguyện, nguyên bản của Bà Mẹ Tự Nhiên truyền dạy, thì yêu chỉ đơn giản vì yêu, không vụ lợi, không tính đếm, không đòi hỏi đáp đền, không ràng buộc. Đơn giản và tự nhiên như hơi thở, như cách "con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời". Thiền sư Osho có nói về tình yêu rất hay: "Nếu bạn yêu một bông hoa, đừng hái nó. Bởi vì nếu bạn hái hoa, hoa sẽ chóng tàn. Yêu cũng vậy. Nếu bạn yêu một bông hoa, hãy để nó tự nhiên trên cành. Yêu không phải là sở hữu. Yêu là ân hưởng" (Hàm Anh dịch).
Một cách vô tình, lũ trẻ bị người lớn tập dần nhận thức về điều kiện của tình yêu với những câu hỏi: "vì sao con yêu bố - mẹ?", với các đáp án hướng đến là: "vì bố mẹ sinh ra con, nuôi con, cho con ăn học...". Lúc đó, đứa trẻ đã được điều hướng để hiểu, yêu là một dạng thức trả ơn. Và bài học "yêu - vì điều gì đó", sẽ tiếp tục được đào luyện nhuần nhuyễn bởi cuộc đời (vốn nhiều đua tranh vụ lợi), để mỗi người dần nhận ra: ngay cả yêu, cũng nên an toàn và khôn ngoan.
Nhạc sĩ Trần Tiến có bài hát Chuyện tình thảo nguyên: một anh thương binh từ chiến trường trở về, trắng tay, ngay cả cơ thể cũng không còn toàn vẹn (đôi chân anh thôi leo núi, đôi tay anh thôi chơi đàn). Nhưng cô sơn nữ hồn nhiên như dòng suối xanh trong, như con chim vui hót trên cao nguyên bao la, đã đem lòng yêu người đàn ông ấy. Để rồi "Em đưa anh qua núi, đêm đêm anh nghe em đàn. Năm tháng qua đi êm ấm, trong căn nhà nhỏ chênh vênh". Ông nhạc sĩ trải đời ấy kết luận: "đôi khi tình yêu vẫn thế, yêu nhau chỉ vì yêu nhau".
Tôi có hỏi nhạc sĩ: "sao chú lại viết câu hát như thế nhỉ?". Ông trả lời: "thường nhiều khi người ta yêu nhau vì những điều khác. Yêu nhau chỉ vì yêu nhau - hiếm hoi lắm, nó chỉ đến khi người ta còn rất trong trẻo cháu ạ! "Đôi khi" là vì có người cả đời chẳng gặp được may mắn ấy...".
Ngay cả với những người may mắn, có khi cũng chỉ nhận ra giá trị thật sự của tình yêu thuần khiết ấy, nhận ra mình đã được cứu rỗi thế nào - vào lúc họ phải nếm trải cay đắng và mất mát. Nhưng đủ là an ủi nếu cuộc đời bạn từng có thời khắc rực rỡ ấy, bởi bạn đã có một trải nghiệm trong lành và vĩnh cửu trong tồn tại hữu hạn của mình.
Chúng tôi nhớ lại mối tình đầu của mỗi người, với người này thì như một vết chém sâu tới giờ vẫn chưa lành, với người kia lại là quãng đời rực rỡ và phi thường từng được sống. Và dù bị trọng thương hay được tỏa sáng, thì cái quá khứ yêu dấu ấy đành xếp lại, cùng những tháng ngày trong veo và điên cuồng đã vĩnh viễn xa lìa chúng tôi.
Bạn tôi nói: "Cậu có biết điều gì sẽ hạ gục hoàn toàn một người đàn ông không? Đến tuổi này tớ nhận ra, đó chính là cú đánh của một tình yêu hoàn toàn thuần khiết. Tớ sẽ "chết" đứ đừ trước một lời tỏ tình thế này: Em yêu anh vì chính anh! Yêu anh vì duy nhất con người của anh, không phải vì điều anh đang có hoặc không có...".
Rồi cậu thở dài: "Nghĩa là dù tớ có là một thằng đàn ông trắng tay và thất bại, cũng không ảnh hưởng gì đến tình yêu của cô ấy. Nhưng tớ không có cơ hội gặp được người đàn bà mang tình yêu vĩ đại ấy nữa rồi". Cậu bi quan quá chăng? Tình yêu thuần khiết ấy vẫn có mặt trên đời này đấy thôi, nhưng khổ thân sao những người đang có nhiều tiền hoặc quyền, hoặc danh, họ luôn bị nghi ngờ và mặc cảm rằng, người khác đến với mình bởi những thứ mình đang có, chứ không phải vì cái cốt lõi trắng tay "chỉ là chính mình" của họ.
Cô con gái nhỏ của bạn tôi vặn vẹo khổ sở hỏi mẹ: "Mẹ yêu con là vì mẹ mất công đẻ ra con, hay mẹ yêu con là vì chính con, yêu vì tự nhiên phải thế?". Chúng tôi ôm bụng cười lăn lộn với cái trăn trở to bự của cô bé chín tuổi, song lại ngẩn người. Ừ nhỉ, bằng cách nào đó mà tình yêu ở người lớn chúng ta đã chuyển hóa thành thứ tình cảm có điều kiện (yêu vì gia sản, yêu vì người ấy là lựa chọn an toàn, yêu vì gia thế, yêu vì từ đó có cơ hội cho những điều khác, yêu vì đã che chở cho ta, hay yêu vì đã biết cách nương dựa vào ta thật ngoan ngoãn, thậm chí yêu vì đã quá mệt mỏi, đến lúc phải dừng chân...).
Còn thứ tình yêu tự nguyện, nguyên bản của Bà Mẹ Tự Nhiên truyền dạy, thì yêu chỉ đơn giản vì yêu, không vụ lợi, không tính đếm, không đòi hỏi đáp đền, không ràng buộc. Đơn giản và tự nhiên như hơi thở, như cách "con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời". Thiền sư Osho có nói về tình yêu rất hay: "Nếu bạn yêu một bông hoa, đừng hái nó. Bởi vì nếu bạn hái hoa, hoa sẽ chóng tàn. Yêu cũng vậy. Nếu bạn yêu một bông hoa, hãy để nó tự nhiên trên cành. Yêu không phải là sở hữu. Yêu là ân hưởng" (Hàm Anh dịch).
Một cách vô tình, lũ trẻ bị người lớn tập dần nhận thức về điều kiện của tình yêu với những câu hỏi: "vì sao con yêu bố - mẹ?", với các đáp án hướng đến là: "vì bố mẹ sinh ra con, nuôi con, cho con ăn học...". Lúc đó, đứa trẻ đã được điều hướng để hiểu, yêu là một dạng thức trả ơn. Và bài học "yêu - vì điều gì đó", sẽ tiếp tục được đào luyện nhuần nhuyễn bởi cuộc đời (vốn nhiều đua tranh vụ lợi), để mỗi người dần nhận ra: ngay cả yêu, cũng nên an toàn và khôn ngoan.
Nhạc sĩ Trần Tiến có bài hát Chuyện tình thảo nguyên: một anh thương binh từ chiến trường trở về, trắng tay, ngay cả cơ thể cũng không còn toàn vẹn (đôi chân anh thôi leo núi, đôi tay anh thôi chơi đàn). Nhưng cô sơn nữ hồn nhiên như dòng suối xanh trong, như con chim vui hót trên cao nguyên bao la, đã đem lòng yêu người đàn ông ấy. Để rồi "Em đưa anh qua núi, đêm đêm anh nghe em đàn. Năm tháng qua đi êm ấm, trong căn nhà nhỏ chênh vênh". Ông nhạc sĩ trải đời ấy kết luận: "đôi khi tình yêu vẫn thế, yêu nhau chỉ vì yêu nhau".
Tôi có hỏi nhạc sĩ: "sao chú lại viết câu hát như thế nhỉ?". Ông trả lời: "thường nhiều khi người ta yêu nhau vì những điều khác. Yêu nhau chỉ vì yêu nhau - hiếm hoi lắm, nó chỉ đến khi người ta còn rất trong trẻo cháu ạ! "Đôi khi" là vì có người cả đời chẳng gặp được may mắn ấy...".
Ngay cả với những người may mắn, có khi cũng chỉ nhận ra giá trị thật sự của tình yêu thuần khiết ấy, nhận ra mình đã được cứu rỗi thế nào - vào lúc họ phải nếm trải cay đắng và mất mát. Nhưng đủ là an ủi nếu cuộc đời bạn từng có thời khắc rực rỡ ấy, bởi bạn đã có một trải nghiệm trong lành và vĩnh cửu trong tồn tại hữu hạn của mình.
Quỳnh Hương - Theo báo Phụ Nữ